Cây tre, trúc là một có một vị trí vô cùng quan trọng trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, tham gia vào mọi mặt của đời sống người Việt Nam thường ngày, từ bàn ghế, đũa, ẩm thực, dược phẩm, dụng cụ lao động đến các tác phẩm thủ công, nghệ thuật.
Trong văn hóa, tre trúc là hóa thân của quân tử, cùng với mai, tùng đại diện cho đạo của người quân tử, 3 loài cây này đều sinh trưởng tốt dù thời tiết khắc khiệt, còn được gọi là "tuế hàn tam hữu", ám chỉ tình bạn khăng khít vượt qua mọi khó khăn bần hàn. Người xưa yêu quý tre trúc, xây đắp vun trồng mà thành nét nghệ thuật độc đáo riêng của dân tộc. Bởi vậy không ít các nghệ nhân trong làng đá quý nói chung và ngọc nói riêng cũng yêu thích hình tượng tre trúc và đưa vào các tác phẩm ngọc của mình, trở thành một trong những chủ đề chạm khắc ngọc được yêu thích, mang đậm bản sắc cổ truyền Á Đông, bản sắc Việt Nam.
Tiết tiết cao thăng
Tre trúc là cây thân đốt, từng đốt từng đốt vươn lên, tượng trưng cho sự thăng tiến và nghị lực kiên cường.
Trúc vần mai hương
Cây trúc sinh ra trong đá, những đốt trúc vững chãi, lá trúc đẹp đẽ, xanh tươi, dù có vất vả đến đâu, chúng vẫn có sức sống mãnh liệt. Cũng giống như hoa mai, hoa nở rộ bất kể ngày đông gió rét, tỏa sắc lộng lẫy cùng hương thơm ấm áp đầy sức sống. Bởi vậy trúc và mai luôn tượng trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ nhưng vẫn mềm mại, nhã nhặn.
Thanh mai trúc mã
Chính vì những đức tính tốt đẹp giống nhau như vậy mà người xưa yêu thích, ghép đôi 2 loài cây này với nhau tượng trưng cho tình bạn, tình yêu đôi lứa, từ nhỏ lớn lên cùng nhau. Hình tượng thường gặp nhất ở các bức ngọc là một mặt chạm trúc, một mặt chạm mai.
Tùng trúc báo xuân
Cùng với cây trúc, cây tùng cũng thường được ví von tượng trưng cho các đức tính tốt đẹp, cây tùng còn là biểu tượng của trường thọ, không quản thời tiết khắc nghiệt, giá rét hay nóng bức, cây vẫn luôn xanh tươi.
Cả nhà còn biết tre trúc có những ý nghĩa văn hóa nào, vui lòng chia sẻ dưới bình luận nhé.