Nói về đá Diopside chắc hẳn mọi người sẽ thắc mắc nguồn gốc của cái tên này như thế nào nhưng thật ra theo gốc nghĩ từ ngữ Hy Lạp chữ “di” nghĩa là “hai” và chữ “opsis” tức là “tầm nhìn”. Do đó cái tên này gắn liền với loại đá này cũng chính là mang ý nghĩa nâng cao hơn tầm nhìn một cách xa hơn trước, tăng tính sáng tạo hơn cũng như nhận thức vốn có. Các bậc thầy phong thủy khi xưa cho rằng người sở hữu đá Diopside sẽ được nó phù hộ về năng lực trí tuệ nhất là toán học, phân tích và thống kê. Ngoài ra đá Diopside cũng có thể giúp ta mài dũa các góc cạnh của tính cách, giảm tính hiếu chiến, hung hăng đồng thời nâng lên một khung bậc cảm xúc tình yêu mới. Còn nhìn về khía cạnh y học thì người ta cho rằng đá Diopside có khả năng chữa lành các bệnh mãn tính lâu năm như tim phổi và tuần hoàn cơ thể.
Xem các mẫu Vòng Đá Diopside:
Còn nhìn về khía cạnh cung hoàng đạo thì những người sinh vào 19/2 đến 20/3 thuộc cung song ngư thì chính Diopside là hòn đá biểu tượng cho cung hoàng đó. Mặc dù đá Diopside không phải hòn đá biểu tượng cho bất cứ tháng nào song nó vẫn thường là viên đá quý chủ đạo cho tháng ba hơn.
Là một loại đá hiếm và không xuất hiện tại Việt Nam nên bạn cần lưu ý nên tránh xa các lời quảng cáo có cánh giá rẻ kêu là hàng Việt Nam nhé. Độ quý của đá Diopside chủ yếu tập trung ở nhóm Chrome Diopside là loại đá quý hiếm nhất bởi chất crom cấu thành lên nó nên độ lên màu của nó rất phong phú từ mờ ảo cho đến trong suốt.Với màu sắc xanh lá cây cuốn hút trong lành như Emerald, đá Chrome Diopside luôn luôn nhận được sự ủng hộ của rất nhiều dân chơi đá quý thế giới bởi màu Chrome Diopside còn đẹp và sâu hơn Emerald rất nhiều, chỉ thua Emerald ở độ cứng mà thôi. Bên cạnh đó, đá quý Diopside còn xuất hiện rất nhiều màu sắc khác nhau như màu tím hiếm, màu đen lợt hay từ màu vàng đến màu xanh đậm ánh lên do đó đá Diopside đã dần bắt đầu đưa vào ngành công nghiệp đá quý để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng .
Nguồn gốc khai thác và đưa vào ngành công nghiệp của Diopside cũng cực kì đa dạng bởi vì từ năm 1988 sau khi phát hiện ra nó ở một địa phương nhỏ phía Siberia Đông Nga thì ngày nay người ta cũng tìm thấy Diopside ở một số vùng khác trên thế giới, nhiều nhất là Pakistan bởi lượng crom trong Diopside ở đây giàu hơn bất cứ nơi nào phát hiện ra trước đó vì thế Pakistan đã nghiểm nhiên trở thành nhà cung cấp giàu Crom nhất. Từ khi bức tường Berlin sụp đổ, Nga đã bắt đầu xuất khẩu Diopside trên thị trường quốc tế, các nhà đại lý phía Châu Âu đã hết sức ca ngợi về vẻ đẹp đá Diopside này, nhiều câu lưu truyền về vẻ đẹp và độ quý hiếm của Diopside đã lan tỏa mạnh mẽ. Họ cho rằng màu sắc Diopside đối nghịch với vị giác của Tourmaline hoặc dùng Diopside để thay thế cho loại đá huyền bí Emerald và Garnet, vì vậy dù đã xuất hiện trong ngành công nghiệp đá quý song Diopside vẫn giữa giá khiêm tốn.
Bạn có biết đá Diopside sẽ có màu sắc đậm lên khi kích thước đá tăng lên bởi trong nhiều trường hợp những viên đá lớn có thể có màu sắc tối lại đến nỗi nhiều khi có những viên đã xuất hiện màu gần màu đen. Nhiều dân chơi đá quý thì lại ưu chuộng những viên đá Diopside màu xanh lá cây đậm trên 2 carat bởi khi ấy mà chúng vẫn còn giữa được màu xanh trung bình thì đó đích thị là đá quý.
So với đá Garnat hoặc Tourmaline thì Diopside có độ cứng không bằng nhưng qua vài thử nghiệm nhỏ thì chúng ta sẽ dễ dàng phân biệt được chúng với các loại đá quý khác bao gồm cả Emerald. Các thử nghiệm phân biệt Diopside nhờ vào lượng khoáng chất magie silicat canxi chứa trong nó khác với các loại đá quý khác, còn nếu bạn muốn phân biệt giữa các loại đá Diopside với nhau thì dựa vào thành phần Crom có hiện diện trong nó không. Ngoài ra người ta còn phân biệt Diopside nhờ cấu trúc tinh thể khác biệt của nó bởi cấu trúc lục giác của lục lăng Berly và sự hình thành tam giác quan của thạch Malai và tinh thể khối garnet. Nhưng nếu bạn chủ quan hoặc không thật sự nghiêm túc khi phân loại thì sẽ làm lận lỗn rất nhiều loại Diopside hiếm khác bởi những loại đó chỉ có thể được phân định bởi sự phản chiếu duy nhất nhờ ánh sáng .
Trên thị trường hiện nay đá Diopside vẫn còn tương đối mới nhưng màu xanh lá cây của nó đã tạo nên một sự rung động mạnh mẽ trong các dòng đá có màu xanh lá cây, chính vẻ đẹp rạng ngời mà thanh khiết của nó đã khiến cho Diopside đứng đầu bảng xếp hạng đá quý màu xanh đẹp nhất. Vì độ cứng tương đối thấp, đá Diopside không được dùng nhiều làm mặt đính cho nhẫn để đeo mỗi ngày mà được dùng làm bông tai , mặt dây chuyền hoặc trâm cài nhiều hơn . Nếu bạn đủ tinh tế khi kết hợp trang sức của Diopside với vàng thì chúng sẽ đưa bản thân bạn lên một cung bậc hoàn mĩ mới .
Vì đá Diopside có độ cứng tương đối thấp so với các loại đá khác do đó khi bạn cất giữa nó với các loại trang sức khác nên hạn chế sự va chạm tiếp xúc bởi những loại trang sức kia có khả năng gây sướt và vỡ Diopside đi rất nhiều hoặc cũng có thể nếu như bạn gói gém chúng cẩn thận bằng lụa hay đặt chúng trong các hộp trang sức riêng biệt cách xa những đồ trang sức khác . Bên cạnh đó việc đeo Diopside khi đi chơi, vui đùa vận động mạnh hoặc làm việc nhà thì bạn nên tháo nó ra là hợp lý.
Giống như những loại trang sức đá quý khác, Diopside cũng vậy bạn không nên rửa chúng bằng xà phòng, nước rửa tay hay dùng máy siêu ly để rửa đá bởi các chất hóa học có trong chúng như axit sulfuric và sóng âm có khả năng gây bào mòn, nứt vỡ đá hoặc mất màu Diopside dần. Vì vậy hãy sử dụng nước sạch không quá lạnh hoặc nóng để rửa đá là hợp lý nhất trừ phi nếu đá bạn quá bẩn thì hãy dùng những loại xà phòng dành riêng cho đá có độ axit nhẹ nhất để tẩy rửa nhé.